CÁC KIỂU THIẾT KẾ TRẦN THẠCH CAO PHỔ BIẾN TRONG XÂY DỰNG NHÀ Ở

1. Phân loại theo cấu tạo
* Trần thạch cao nổi (trần thả):
- Gồm các tấm thạch cao đặt trên hệ khung xương lộ ra.
- Dễ lắp đặt, tháo gỡ – thuận tiện bảo trì hệ thống điện, điều hòa, PCCC.
- Phù hợp cho: văn phòng, nhà xưởng, trường học, trung tâm thương mại.
- Nhược điểm: tính thẩm mỹ không cao bằng trần chìm.

* Trần thạch cao chìm:
- Tấm thạch cao gắn cố định vào khung xương ẩn bên trong, không lộ hệ khung.
- Tính thẩm mỹ cao, dễ tạo hình nghệ thuật (uốn lượn, giật cấp, kết hợp đèn LED).
- Phù hợp cho: nhà ở, biệt thự, khách sạn, showroom, quán cà phê sang trọng.

2. Phân loại theo kiểu dáng thiết kế
*Trần thạch cao phẳng:
- Bề mặt phẳng hoàn toàn, đơn giản, hiện đại.
- Phù hợp cho: căn hộ nhỏ, nhà theo phong cách tối giản hoặc Bắc Âu.

*Trần thạch cao giật cấp:
- Gồm nhiều lớp (cấp) tạo chiều sâu cho trần.
- Có thể là giật cấp 1, 2 hoặc nhiều cấp tuỳ thiết kế.
- Kết hợp đèn LED hắt trần để tăng hiệu ứng ánh sáng và chiều sâu.
- Phù hợp cho: phòng khách, phòng ngủ master, hội trường sang trọng.

*Trần thạch cao uốn lượn (Trang trí nghệ thuật):
- Thiết kế tạo hình lượn sóng, hình tròn, elip, hoa văn nổi…
- Tính nghệ thuật cao, thường dùng trong các công trình độc đáo hoặc phong cách cổ điển – tân cổ điển.

3. Các yếu tố bổ trợ cho thiết kế trần
- Đèn LED âm trần / đèn hắt khe trần tạo ánh sáng gián tiếp và sang trọng.
- Sơn màu / giấy dán trần / tấm 3D để tăng tính thẩm mỹ.
- Kết hợp vật liệu khác như: gỗ, kim loại, kính, PVC vân đá để tạo điểm nhấn.
CHIA SẺ:
Bình luận gần đây